Các thời đại văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản được phân thành sáu thời kỳ chính: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại. Mỗi giai đoạn mang những đặc trưng riêng, được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng.

Các thời đại văn học Nhật Bản được chia thành 6 thời kỳ chính: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.

Thời Thượng đại (592 – 794) là thời đại chuyển từ văn học truyền miệng sang văn học Nhật Bản có chữ viết.

Tác phẩm văn học thời này chủ yếu mang những cảm xúc tự nhiên được viết bằng chữ Kanji và Manyogana. Nổi bật với tán phẩm Cổ sự ký (712), Nhật Bản thư kỷ (720) và Phong Thổ ký (713).

Thời Trung cổ (794 – 1185) nổi bật về văn học nữ lưu thời Heian với tác phẩm nổi tiếng là “cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thế giới” – Genji Monogatari do nhà văn nữ Murasaki Shikibu sáng tác.

Văn học Nhật Bản thời này mang tính nữ, câu chữ mềm mại, thanh thoát. Đây còn được gọi là thời đại của Monogatari (tiếng Nhật là truyện cổ tích) được viết bằng chữ Kana.

Trái ngược với thời Trung cổ, tác phẩm văn học Nhật Bản thời Trung thế (1185 – 1603) đều mang tính nam, từng câu chữ được dùng một cách mạnh mẽ.

Nổi tiếng với các thể loại kyougen, gunki monogatari, renka.

Thời Cận thế (1603 – 1868), các tác phẩm văn học đã ảnh hưởng bởi Nho giáo, sinh ra các loại hình văn học thời Edo như senkyu, haikai, joruri.

Nổi bật hơn hết là các nhà văn xuất sắc như tiểu thuyết gia Ihara Saikaku và thi sĩ Matsu Basho với dòng thơ Haiku nổi tiếng.

Thời Cận đại (1868 – 1912) và Thời Hiện đại (1912 – hiện tại) bao gồm những thời Minh Trị, Đại Chính, Chiêu Hòa và Bình Thành.

Do Nhật Bản mở cửa du nhập văn hóa phương Tây nên các thể loại văn học Nhật Bản phổ biến hơn và đã xuất hiện thơ mới, thơ truyền miệng tự do, các bản dịch tiểu thuyết.

Bài viết các thời đại văn học Nhật Bản được tổng hợp bởi canhosunwahpearl.edu.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913.756.339